San sẻ khó khăn với người nuôi cá

“Nhờ Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, tôi có điều kiện mua thêm 3 triệu trứng cá trắm, chép về ép giống. Vụ đó, tỷ lệ trứng nở đạt gần 90%, từ 9 sào nuôi cá giống, gia đình tôi lãi 100 triệu đồng” - anh Phạm Văn Tiệp (thôn 2, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình) thổ lộ.

chăm sóc đàn cá
Ông Vũ Xuân Tình chăm sóc đàn cá của gia đình.  Ảnh: T.H

Toàn xã Vũ Đoài có 532ha đất canh tác thì tới 84,2ha nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm nay, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của xã.

Gỡ cái khó “đầu tiên – tiền đâu”

Trò chuyện với chúng tôi trong ngôi nhà khang trang mới xây, anh Tiệp chia sẻ: “Năm 2007, UBND xã Vũ Đoài có chủ trương vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang xây dựng cánh đồng thủy sản, tôi mạnh dạn dồn đổi 27 sào đất lúa sang phát triển kinh tế trang trại: Đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà”.

Có được 2 ao cá với tổng diện tích 13 sào, anh Tiệp dành 9 sào nuôi cá giống và 4 sào nuôi cá thương phẩm. Mỗi năm anh xuất bán hàng chục tấn cá giống. Anh Tiệp bảo: “So với trồng lúa, nuôi cá lãi gấp 5 – 6 lần. Tuy nhiên chi phí đầu tư không hề nhỏ. Khó khăn lớn nhất mà các hộ nuôi cá gặp phải là thiếu vốn làm ăn”. Khó khăn này phần nào được tháo gỡ khi anh Tiệp và các hộ nuôi cá được tiếp cận nguồn vốn Quỹ HTND.

Cùng thôn với anh Tiệp và cùng được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, ông Vũ Xuân Tình chia sẻ: “Với 20 sào mặt nước nuôi cá thương phẩm, vụ vừa qua, gia đình tôi xuất bán 5 tấn cá, thu 150 triệu đồng, trừ chi phí còn bỏ túi 70 triệu đồng”.

Chia sẻ một phần lợi nhuận vào quỹ

Ông Vũ Đức Tuệ - Chủ tịch Hội ND xã Vũ Đoài cho biết: Dự án nuôi cá nước ngọt đảm bảo vệ sinh môi trường do Trung ương Hội NDVN phối hợp với Hội ND tỉnh Thái Bình thực hiện ở xã Vũ Đoài (từ tháng 8.2014 đến tháng 8.2016) với sự tham gia của 20 hộ ND ở vùng chuyển đổi tập trung với diện tích nuôi thủy sản là 8,46/34,4ha. Tổng số vốn vay là 500 triệu đồng, mỗi hộ vay từ 20 – 30 triệu đồng, phí cho vay 0,7%/tháng.

Ông Tuệ cho biết thêm: Được vay vốn đúng lúc, các hộ nuôi cá đều “ăn nên làm ra”, nên dịp Tết Ất Mùi vừa qua, mỗi hộ đều tự nguyện ủng hộ ít nhất 100.000 đồng vào Quỹ HTND xã để tạo thêm một phần vốn giúp đỡ các hộ nuôi cá khác khó khăn về giống và vốn. Quỹ HTND đã góp phần tăng cường hoạt động hiệu quả của Hội ND, từ đó thu hút hội viên ND tham gia hoạt động các phong trào của Hội. 100% các hộ trên vùng chuyển đổi đều tham gia sinh hoạt và ngày càng gắn bó với tổ chức Hội.

Anh Bùi Gia Khánh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Vũ Thư khẳng định: “Tuy nguồn vốn vay chưa cao với mức vay tối đa chỉ 30 triệu đồng/hộ, nhưng đã thực sự có ý nghĩa với các mô hình chăn nuôi nhỏ và vừa. Các hộ vay vốn không chỉ làm giàu cho gia đình, họ còn giúp đỡ những hội viên ND khác cùng phát triển. Đó là chủ trương mà Hội ND huyện hướng đến để góp phần đưa nền kinh tế huyện từng bước đi lên”.

Tôi mong các ban ngành và Hội ND các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông, kéo dây điện 3 pha... để nông dân thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế.  Anh Phạm Văn Tiệp

Báo Dân Việt, 13/06/2015
Đăng ngày 14/06/2015
Thu Hà
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 10:30 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 09:40 16/05/2024

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì?

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Ao nuôi tôm
• 08:00 16/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 09:57 15/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 05:32 17/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 05:32 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 05:32 17/05/2024

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 05:32 17/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 05:32 17/05/2024